Mục lục bài viết

    Những sửa đổi bổ sung trong quy định về giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn mới nhất

    Ngày đăng: 29/07/2021 - Lượt xem: 1

    Nhu cầu xây dựng nhà ở là điều tất yếu đối với mỗi cá nhân, hộ gia đình trong xã hội. Vậy quy định của pháp luật về giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn hiện nay như thế nào? Muốn xây nhà cần tiến hành những thủ tục gì? Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề này sẽ được công ty Hội Kiến Trúc hoikientruc.com giải đáp trong bài viết sau đây!

    giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

    Tìm hiểu về giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

    Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ được các cơ quan nhà nước ban hành (có một mẫu nhất định) và dùng để xác nhận việc cho phép các cá nhân hay tổ chức được phép xây dựng các công trình nhà ở hay các công trình tương đương, theo nguyện vọng và mong muốn của người dân trong phạm vi pháp luật Nhà nước cấp phép.

    Loại giấy tờ này như một công cụ giúp Nhà nước thực thi việc quy hoạch đô thị đã được thông qua, nhờ đó có thể xác định và theo dõi người dân có xây dựng theo đúng quy hoạch đặt ra hay không.

    Tùy theo mỗi quốc gia sẽ có quy định về cấp giấy phép xây dựng nhà ở khác nhau. Tại Việt Nam, trình tự và thủ tục tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được quy định rất rõ trong Luật, Nghị định, Thông tư Chính phủ và các hướng dẫn thi hành chi tiết.

    Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

    Đối với bất kỳ cá nhân, hộ gia đình nào trước khi xây dựng nhà ở đều cần phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn. Căn cứ vào điều 93 Luật Xây dựng năm 2014, Luật sửa đổi bổ sung năm 2020 đã quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng với nhà ở nông thôn phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của điểm dân cư nông thôn. 

    điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

    Những trường hợp bắt buộc phải có giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

    Căn cứ vào Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, bắt đầu từ ngày 01/01/2021 tại khu vực nông thôn, những công trình sau đây sẽ bắt buộc phải có Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn trước khi tiến hành khởi công: 

    • Đối với vùng đồng bằng: Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng các khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được Nhà nước phê duyệt và xác nhận; công trình xây dựng cấp I, II, III, cấp đặc biệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô ít hơn 7 tầng; công trình nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

    • Đối với vùng núi: Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi hay vùng hải đảo thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng các khu chức năng; công trình xây dựng các cấp I, II, III, đặc biệt; công trình nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

    Một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

    Những trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn theo quy định của Nhà nước là:

    • Công trình bí mật cấp quốc gia, công trình xây dựng theo mệnh lệnh khẩn cấp và công trình có diện tích nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

    • Công trình nằm trong dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

    • Công trình xây dựng tạm nhằm phục vụ thi công xây dựng cho công trình chính

    • Công trình được xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    • Công trình xây dựng thuộc dự án các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế chi tiết xây dựng theo quy định của Luật này;

    • Nhà ở nằm trong dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô ít hơn 7 tầng và tổng diện tích sàn ít hơn 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    • Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu hay công năng sử dụng và không gây tác động tới môi trường, an toàn công trình;

    • Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị;

    • Công trình xây dựng tại nông thôn ở khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng đã được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

    Nhà ở nông thôn

    Những điểm sửa đổi so với Luật xây dựng năm 2014 

    Trong Luật năm 2002 có những sửa đổi, bổ sung so với Luật năm 2014 về vấn đề Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn, cụ thể như sau:

    • Thay thế cụm từ “quy hoạch phát triển đô thị” bằng “quy hoạch đô thị” để thống nhất với Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch; giúp tháo gỡ được vướng mắc trong điểm k khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 về miễn phép đối với những nơi chưa có “quy hoạch phát triển đô thị”.

    • Luật mới có sự phân chia thành các khu vực từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo; tương ứng với từng khu vực thì có quy định các quy hoạch khác nhau để xin giấy phép xây dựng.

    • Luật mới đã quy định cụ thể nhà ở riêng lẻ ở nông thôn ít hơn 7 tầng và không thuộc các quy hoạch thì sẽ được miễn giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn, còn trên 7 tầng thì phải xin cấp phép (luật cũ không giới hạn số tầng).

    • Đối với các công trình xây dựng khác thì Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 đã quy định rõ ràng chỉ công trình xây dựng cấp IV mới thuộc trường hợp miễn phép xây dựng, còn Luật 2014 không có sự phân cấp công trình mà ban hành quy định chung.

    Trên đây là những thông tin sửa đổi, bổ sung trong quy định về Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn mới nhất mà các bạn có thể quan tâm. Hy vọng rằng bài viết trên của công ty Hội Kiến Trúc hoikientruc.com đã giúp bạn hiểu thêm về Luật Xây dựng của Nhà nước ta đã ban hành.

    Thông thường các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn sẽ đơn giản hơn tại đô thì. Nếu chủ đầu tư muốn tự xin giấy phép thì hãy tìm hiểu kỹ thông tin, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để tiết kiệm thời gian xin phép hoặc liên hệ chúng tôi nếu cần được tư vấn thêm nhé!

    >>> Xem thêm: Mẫu giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất

    Công ty TNHH  Hội Kiến Trúc hoikientruc.com - Chuyên xin cấp giấy phép xây dựng, thiết kế thi công mọi công trình trọn gói

    Hà Nội : Tầng 2, 82 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội 
    Hồ Chí Minh: 151 Đào Duy Anh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, TPHCM
    Hotline: 02462.998.699

    ĐỐI TÁC

    Sở xây dựng Hà Nội
    Sở xây dựng Hà Nội
    Sở xây dựng Hà Nội
    24h
    CafeF
    Zing VN
    Afamily
    MB Bank
    Sunshine
    Techcombank
    Vinhomes
    VTV
    X

    NHẬN MẪU NHÀ MIỄN PHÍ

    Hotline : 02462.998.699
    Fanpage FacebookZalo : 02462.998.699