Mục lục bài viết

    Phong Cách Tân Cổ Điển - Giá Trị Nghệ Thuật Và Sáng Tạo

    Ngày đăng: 17/07/2021 - Lượt xem: 1

    Liệu có phải là sự đánh giá quá cao khi cho rằng phong cách tân cổ điển là cầu nối hoàn hảo giá trị kiến trúc của một ngôi nhà và tính cách của chủ sở hữu? Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp hoàn toàn đánh giá cao, thậm chí chú trọng phát triển thiết kế theo xu hướng này.  Cùng tìm hiểu về nguồn gốc của phong cách tân cổ điển dưới đây.

    Lịch sử ra đời của phong cách tân cổ điển

    Lịch sử ra đời của phong cách tân cổ điển

    Phong cách Tân cổ điển lấy nguồn cảm hứng từ kiến trúc cổ điển của Baroque,Hy Lạp, La Mã và Phục Hưng, hay chủ nghĩa cổ điển của nước Pháp từ giữa thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Kiến trúc Tân cổ điển chính thức bắt đầu từ những năm 1750 và duy trì lâu dài đến tận này nay. Hầu hết mọi tác phẩm điêu khắc được mô tả trên nền mặt phẳng, có xu hướng giảm thiểu tối đa hoa văn, khung hoặc các mảng tường. Khối kiến trúc sẽ nhìn cân đối và đa dạng hơn về không gian cũng như đối tượng sử dụng. Lịch sử và nguồn gốc ban đầu của phong cách tân cổ điển là đòn bẩy quan trong khai thác các thông tin dưới đây.

    Phong cách tân cổ điển du nhập vào thị nước ta

    Phong cách tân cổ điển du nhập vào thị nước ta

    Trong bối cảnh chiến tranh chống Pháp, lối phong cách tân cổ điển dần dần len lỏi vào Việt Nam, làm say mê tâm hồn của kẻ yêu cái đẹp.  Tuy nhiên, theo thời gian, vẻ đẹp thuần túy, ẩn sâu của phong cách tân cổ điển dần được cải biến để trở thành nét văn hóa riêng của Người dân Việt Nam. Chúng ta đang theo đuổi trào lưu một cách văn minh, tiếp thu những điểm tích cực, làm giàu cho nền nghệ thuật dân tộc.

    Hiện nay, lượng du học sinh của Việt Nam tại Đông Âu, Nga, hay Mỹ theo học khối ngành kiến trúc ngày càng nhiều. Điều này mang đến cơ hội làm giàu kỹ năng, cũng như sáng tạo và xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng có hiệu quả, theo hướng phong cách tân cổ điển. Thế nên, xu hướng kiến trúc này ngày càng phổ biến đối với người dân Việt Nam. 

    Một số địa điểm nổi tiếng, mang đậm phong cách tân cổ điển ở trong nước và cả quốc tế sẽ được chúng tôi chọn lọc dưới đây:

    • Phủ Chủ Tịch (Việt Nam)

    • Nhà Khách Chính Phủ (Việt Nam)

    • Biệt thự Woburn Abbey (Anh)

    • Nhà hát Red Army (Nga)

    • Thánh địa hồi giáo Stourhead House thuộc Palladian

    • Bảo tàng Altes (Đức)

    Đặc trưng của phong cách tân cổ điển

    Đặc trưng của phong cách tân cổ điển

    Điều gì tạo nên sức hút mãnh liệt của phong cách tân cổ điển đối với toàn bộ thị trường kiến trúc xây dựng Việt Nam? Cùng tìm hiểu đặc trưng cơ bản của phong cách tân cổ điển - nền tảng tạo nên đẳng cấp.

    Kế thừa và phát huy

    "Tân cổ điển" được định nghĩa cơ bản là sự giao thoa giữa hiện tại và quá khứ. Tất cả đường nét của một tác phẩm kiến trúc tân cổ điển đều trau chuốt, tinh tế, gợi tả quá trình lao động và sáng tạo. Mọi người dễ dàng cảm nhận vẻ đẹp hoài cổ, quyến rũ và ấn tượng đến bất ngờ. "Cổ điển" trong kiến trúc có thể là những nguyên tắc rập khuôn, bắt buộc khi theo đuổi một môn học, lĩnh vực, cụ thể ở đây là kiến trúc.

    Tuy nhiên, phong cách tân cổ điển không chỉ đi theo lối mòn của nền nghệ thuật cũ, mà còn là sự đổi mới về tư tưởng, hướng đi và đối tượng. Sự tinh giản chi tiết, đường nét, và bố cục biểu hiện khá rõ rệt trong bước nhảy vọt giữa quá khứ và hiện tại.

    Không gian xa hoa, lộng lẫy

    Không gian xa hoa, lộng lẫy

    Đây  là đặc trưng thu hút hàng triệu sự quan tâm và đánh giá của mọi người trước những ngôi biệt thự xa hoa, được chủ đạo thiết kế theo phong cách Tân cổ điển. Đối với không gian nội thất và ngoại thất, mọi thứ đều được trang hoàng kỹ lưỡng và sắp xếp một cách gọn gàng. Bên cạnh đó, khi hiểu thêm về  những kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại công trình Tân cổ điển sẽ trở nên bề thế, đẳng cấp hơn.

    Vậy nên, để phù hợp với cả hai hướng kiến trúc mới, vừa chắt chiu giá trị nghệ thuật, cần phải linh hoạt sử dụng phong cách tân cổ điển trong xây dựng một cách hiệu quả. 

    Những lưu ý cho công trình theo phong cách tân cổ điển

    • Chú trọng kích thước, không gian trang trí

    • Lựa màu sắc theo trường phái cổ điển, các gam màu ấm hoặc tông lạnh đơn sắc

    • Thiết kế hoa văn nhẹ nhàng, mềm mại;  tỉ mỉ và tinh tế trong quá trình trang trí

    • Không nên phối hợp quá nhiều màu sắc trong cùng một không gian, tránh tạo cảm giác nhàm chán

    • Chất liệu của giường, tủ, kệ,... nên được làm từ da, gỗ hoặc hoa cương, thậm chí là vật liệu cao cấp hơn

    • Nên tìm hiểu và lựa chọn một đơn vị thiết kế phù hợp, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng, giảm thiểu chi phí tài chính và tránh lãng phí thời gian.

    Bài viết trên đây khái quát chung về phong cách tân cổ điển - một hình thức kiến trúc nghệ thuật đẳng cấp và phổ biến nhất hiện nay. Liên hệ ngay tại website hoikientruc.com để chúng tôi - Hội Kiến Trúc Xây Dựng Nội Thất giải đáp mọi thông tin cần thiết nhất liên quan đến chủ đề này.

    ĐỐI TÁC

    Sở xây dựng Hà Nội
    Sở xây dựng Hà Nội
    Sở xây dựng Hà Nội
    24h
    CafeF
    Zing VN
    Afamily
    MB Bank
    Sunshine
    Techcombank
    Vinhomes
    VTV
    X

    NHẬN MẪU NHÀ MIỄN PHÍ

    Hotline : 02462.998.699
    Fanpage FacebookZalo : 02462.998.699